chưng cất tinh dầu là quá trình làm bay hơi các thành phần hợp chất có trong các nguyên liệu có chứa tinh dầu như sả chanh,gừng ,bưởi,cam,hương nhu,tràm …vv bay ra cùng với hơi nước, đặt tính tinh dầu là có mùi thơm, không hòa tan trong nước và khối lượng riêng thường nhỏ hơn nước. Vì thế người ta thường dùng phương pháp chưng cất để tách tinh dầu
chưng cất gồm có 3 phương pháp như sau
chưng cất cùng với nước
nguyên liệu và nước cùng cho vào một thiết bị nguyên liệu tiếp xúc trực tiếp với đáy nồi . Khi đun sôi, hơi nước bay ra sẽ cuốn theo tinh dầu, ngưng tụ hơi bay ra sẽ thu được hỗn hợp gồm nước và tinh dầu, hai thành phần này không tan vào nhau nên dễ dàng tách ra khỏi nhau.
Phương pháp này đơn giản, dễ chế tạo, phù hợp với những cơ sở sản xuất , vốn đầu tư ít ,nhược điểm khó điều chỉnh các thông số kỹ thuật như tốc độ và nhiệt độ chưng cất.
chưng cất bằng hơi nước không có nồi hơi riêng
Trình chơi Video
00:03
01:14chiếc xuất tinh dầu bằng hơi nước không có nồi hơi riêng
Nguyên liệu và nước cùng cho vào một thiết bị nhưng cách nhau bởi một vỉ nồi. Khi đun sôi, hơi nước bốc lên qua khối nguyên liệu kéo theo tinh dầu và đi ra thiết bị ngưng tụ. Để nguyên liệu khỏi rơi vào phần có nước ta có thể lót trên vỉ 1 hay nhiều lớp bao tải tùy theo từng loại nguyên liệu. Phương pháp nay phù hợp với những cơ sở sản xuất có qui mô trung bình.
So với phương pháp trên, phương pháp này có ưu điểm hơn, nguyên liệu ít bị cháy khét vì không tiếp xúc trực tiếp với đáy thiết bị, Phương pháp này thích hợp cho những loại nguyên liệu không chịu được nhiệt độ cao.
chưng cất bằng hơi nước có nồi hơi riêng
trong quá trình chưng cất hơi nước được tạo ra từ một nồi hơi riêng và được dẫn vào các thiết bị chưng cất.
Phương pháp này cùng một lúc có thể phục vụ được cho nhiều thiết bị chưng cất, điều kiện làm việc của công nhân nhẹ nhàng hơn, dễ cơ khí hóa và tự động hóa các công đoạn sản xuất, khống chế tốt hơn các thông số công nghệ, rút ngắn được thời gian sản xuất. Ngoài ra, phương pháp này đã khắc phục được tình trạng nguyên liệu bị khét , và nếu theo yêu cầu của công nghệ thì có thể dùng hơi quá nhiệt, hơi có áp suất cao để chưng cất. Tuy nhiên vẩn còn nhược điểm như.
đối với một số tinh dầu trong điều kiện chưng cất ở nhiệt độ và áp suất cao sẽ bị phân hủy làm giảm chất lượng. Hơn nữa, các thiết bị sử dụng trong phương pháp này khá phức tạp và đắt tiền.
chưng cất tinh dầu gồm các quy trình sau
Tùy theo từng loại nguyên liệu mà quy trình sản xuất có những điểm khác nhau nhất định. Nhìn chung, trong quy trình phải có những công đoạn cơ bản sau:
kiểm tra thiết bị trước khi bắt đầu
Trước khi sản xuất cần kiểm tra thật cẩn thận thiết bị , chú ý xem nắp đậy , vòi có kín không phần ngưng tụ có bị tắc, rò rỉ không,kẻo làm thất thoát tinh dầu
sau đó tiến hành làm vệ sinh thiết bị.
chưng cất có nhiều công đoạn nhưng cơ bản nhất trong chưng cất tinh dầu gồm: nạp nguyên liệu, bắt đầu chưng cất, cuối cùng lấy nguyên liệu ra khỏi thiết bị sau khi chưng cất.
Nạp nguyên liệu vào thiết bị
Nguyên liệu được nạp vào thiết bị, có thể làm ẩm nguyên liệu trước khi nạp vào thiết bị để thuận lợi cho quá trình chưng cất. Việc nạp liệu có thể thực hiện bằng thủ công hoặc cơ giới, có thể nạp trực tiếp vào thiết bị chưng cất hoặc gián tiếp
Nguyên liệu nạp vào thiết bị không được chặt quá làm cho hơi khó phân phối đều trong toàn bộ khối nguyên liệu và không được quá lỏng, quá xốp sẽ làm cho hơi dễ dàng theo những chỗ rỗng đi ra mà không tiếp xúc với toàn khối nguyên liệu. Đối với nguyên liệu lá, cỏ khi cho vào thiết bị có thể nén chặt, trước khi nén nên xổ tung để tránh hiện tượng rỗng cục bộ.
chưng cất bắt đầu
trong quá trình chưng cất cần chú ý điều chỉnh nhiệt độ bộ phận làm mát trong khoản 40 đến 50 độ C , vì nếu nước làm mát quá nóng sẽ làm tăng độ hòa tan của tinh dầu vào nước và làm thất thoát tinh dầu . Để kiểm tra tinh dầu đã hết chưa người ta có thể dùng một tấm kính hứng một ít hơi bay ra , nếu thấy trên tấm kính còn váng dầu thì quá chưng cất chưa kết thúc.
riêng thiên hoa xuân thì sử dụng chai thủy tinh làm dụng cụ chứa tinh dầu nên việc kiểm tra dể dàng hơn
ở trên chai thủy tinh có thước đo nếu khoảng 15 phút mà tinh dầu không lên được vạch nào nửa hoặc ra quá ít thì coi như đã xong. vì trong thời gian chưng cất càng lâu thì lượng tinh dầu ra sẻ càng ít lại
lấy nguyên liệu ra ngoài sau khi chưng cất
nếu trong quá trình sản xuất chúng ta có sử dụng giỏ hoặc thiết bị khác để chia nguyên liệu ra thành từng phần nhỏ rồi mới bỏ vào thiết bị thì chúng ta có thể lấy nguyên liệu ra khỏi thiết bị ngay sau khi vừa chưng cất xông
còn nếu trong quá trình nạp nguyên liệu chúng ta làm bằng thủ công (đổ xá nguyên liệu bằng tay) thì chúng ta phải xã hết nước ra và đợi khoản nửa ngày để nguyên liệu trong nồi đảm bảo là đã hết nóng rồi sau đó chúng ta mới tiến hành lấy nguyên liệu ra bằng thủ công